0916 586 583 - 0979 671 183
23 sản phẩm
Tin tức thị trường

Tuyệt chiêu chống mốc cho cầu thang gỗ và đồ gỗ khi trời vào xuân

12/03/2021

Xuân đến, là mùa tuyệt nhất mà mẹ thiên nhiên ban tặng, cây cối nhờ hạt mưa xuân mà đâm trồi nảy lộc. Nhưng mùa xuân cũng là mùa mà cầu thang gỗ và các món nội thất gỗ đồng loạt “kêu cứu” vì ẩm mốc. Đừng quá lo lắng nhé, các tuyệt chiêu chống ẩm mốc dưới đây sẽ giúp đồ gỗ luôn khô thoáng ngay cả trong mùa mưa nồm.


1. Dùng bã cà phê hoặc than củi

Ẩm ướt là môi trường thuận lợi để ẩm mốc sinh sôi phát triển. Trong điều kiện trời nồm ẩm ướt, gia chủ nên bảo vệ đồ gỗ bằng bã cà phê hoặc than củi. Với đặc tính chống ẩm tốt, bã café và than củi sẽ giúp các ngăn tủ thêm khô thoáng, thơm mát, ngăn ngừa hiệu quả sự tấn công của ẩm mốc.


 

2. Dùng hóa chất diệt khuẩn

Trong mùa ẩm ướt như mùa xuân, cầu thang gỗ hay các món nội thất gỗ có mùi ẩm mốc, khó chịu. Nguyên nhân gây ra mùi là do sự trú ngụ của các vi khuẩn bên trong gỗ. Vì vậy, bạn có thể dùng các hóa chất để loại bỏ vi khuẩn trước khi chúng sinh sôi và gây ra các nấm mốc, mùi khôi chói chịu.

Chú ý: Đối với đồ gỗ sơn phủ PU hoặc đồ gỗ đánh Vécni thì việc dùng hóa chất để vệ sinh phải hết sức cẩn thận. Bạn nên lựa chọn các loại chất tẩy rửa lành tính tránh làm bay màu hoặc bong tróc lớp sơn phủ bên ngoài đồ gỗ.


 

3. Tránh kê đồ gỗ nơi độ ẩm cao

Trừ sàn gỗ, cầu thang gỗ, cửa gỗ, hãy di chuyển tất cả các món nội thất gỗ lên những vị trí cao, thoáng đãng. Tránh để trong bếp, sát cửa sổ, nơi khuất sáng, gần bể nước. Những nơi có độ ẩm cao, khi gặp trời nồm sẽ tích tụ vi khuẩn, bốc mùi hôi khó chịu, thậm chí là mối mọt,…

4. Đánh bóng bề mặt bị mốc và sơn lại

Tại sao đồ gỗ lại được sơn màu và đánh bóng?

Không chỉ đảm bảo tính thẩm mĩ, sơn màu và đánh bóng còn giúp bàn ghế, tủ, cầu thang gỗ tránh được sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại. Đối với các món nội thất đã bị trôi sơn và mất đi lớp bóng bên trên, gia chủ nên mang đi bảo dưỡng trước khi mùa nồm về. Đặc biệt là đồ gỗ đã bị nấm mốc, nhất thiết phải dùng cát hoặc giấy ráp đánh bóng lại. Sau đó phơi khô bằng ánh nắng tự nhiên hoặc dùng máy sấy. Cuối cùng là sơn một lớn sơn chống ẩm.


 

5. Phơi đồ gỗ dưới ánh nắng nhẹ

Mùa xuân về, trời nồm và mưa tuy nhiều nhưng vẫn có những ngày nắng ấm. Tranh thủ những tia nắng hiếm hoi của mùa xuân, bạn nên mang các món nội thất ra ngoài sân để chúng được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ở nhiệt độ vừa đủ, ánh nắng sẽ loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, không phơi dưới trời quá nắng ở thời gian dài, nắng sẽ làm nội thất gỗ vong vênh, nứt nẻ.

Trên đây là những phương pháp “cứu rỗi” cầu thang gỗ, cửa gỗ,… tránh được ẩm mốc khi mùa xuân tới. Hy vọng những phương pháp này sẽ giúp đồ gỗ nhà bạn luôn khô thoáng và thơm mát.