13/02/2019
Với nhiều ưu điểm vượt trội, gỗ mít đang được nhiều thợ làm nhà gỗ tư vấn và khuyên dùng cho các gia đình có nhu cầu xây dựng nhà gỗ. Tuy nhiên, do loại gỗ này không nổi tiếng như các loại gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu hay sưa, nên nhiều người vẫn còn khá ngạc nhiên khi được nhắc đến loại gỗ này. Để hiểu hơn về dòng gỗ mít được sử dụng để xâynhà gỗ Việt Nam, bài viết dưới đây sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát nhất về dòng gỗ ưu việt này. Nguồn gốc của gỗ mít Mít (còn có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus hay tên tiếng anh là Jackfruit) là loại cây thuộc họ thực vật Moraceae. Cây mít có nguồn gốc xuất phát từ phía nam của Ấn Độ, nơi có khí hậu và nhiệt độ nóng ẩm. Sau đó, giống cây này sinh trưởng và phát triển lan rộng nhanh chóng ra các nước có khí hậu tương tự thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Cấu tạo của gỗ mít Lớp vỏ bên ngoài thân cây mít sần sùi và có màu xám hoặc nâu thẫm, nhưng khi đã xử lý thì gỗ mít lại có một màu vàng nhạt đặc trưng rất đẹp mắt. Thớ gỗ mít rất mịn và dễ đục đẽo hoặc chạm khắc. Thân cây mít trưởng thành thường cao từ 10 - 30m. Vỏ gỗ mít khá dày khoảng 1 - 2cm. Đường kính trung bình của gốc cây trưởng thành đạt từ 15 - 20cm. Ngoài ra, có những cây gỗ mít lâu năm loại to có thể có đường kính gốc lên đến 30 - 35cm. Phân loại gỗ mít Gỗ mít được xếp vào nhóm IV trong bảng phân loại các nhóm gỗ Việt Nam, là nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến với đặc trưng là các dòng gỗ gội, gỗ mỡ, gỗ me, thông ba lá, sến đỏ… Thực tế, gỗ mít chỉ có 1 loại, nhưng lại có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền như gỗ mít vườn, gỗ mít rừng hay gỗ mít nài,.. Ưu điểm và công dụng của gỗ mít Có thể khẳng định, gỗ mít là một trong những loại gỗ có chất lượng tốt nhất hiện nay, bởi chúng không chỉ đáp ứng được những điều kiện cơ bản cho dòng gỗ nội thất, mà còn có nhưng năng lực đặc trưng mà không phải bất kì loại gỗ nào cũng có được. - Thớ của gỗ mít là loại thớ mềm, có tính chất cơ lì rất ổn định, ít bị nứt nẻ, cong vênh hay mối mọt. Loại gỗ này cũng có kích thước rất nhẹ nên có thể dùng để làm bất cứ loại vật liệu nội thất nào cũng phù hợp. Ngoài ra, gỗ mít được đánh giá là dòng gỗ dễ đục đẽo hay chạm khắc vì thớ mềm, không cong vênh. Do đó, dùng gỗ mít để làm đồ nội thất cần trang trí họa tiết tinh xảo đến mấy cũng được. - Gỗ mít thường tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ, gần giống với hương Trầm đặc trưng. Vì vậy, khi tiếp xúc với dòng gỗ này, nhiều người sẽ dễ bị “mê hoặc” bởi mùi thơm của nó và một căn nhà tỏa ra hương thơm dịu dàng và an thần thì quả là một nơi để nghỉ ngơi tuyệt vời đúng không? - Tuổi thọ của loại gỗ mít rất lớn. Trung bình một tấm gỗ mít được xử lý và bảo quản tốt trước và trong khi sử dụng, thì có thể đạt được tuổi thọ từ vài chục đến vài trăm năm không suy chuyển. Vì vậy, khi sử dụng dòng gỗ này để làm các thiết kế nhà gỗ Việt Nam, các gia đình có thể hoàn toàn yên tâm về độ bền của ngôi nhà. Với những ưu điểm vượt trội, dòng gỗ mít được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực xây dựng đồ gỗ nội thất của con người. Thời xưa, chỉ có các bậc quyền quý, giàu sang mới có đủ tiền đ��� sử dụng gỗ mít làm những đồ thờ cúng hay xây dựng nhà thờ tổ. Ngày nay, gỗ mít đã được sử dụng rộng rãi hơn. Phổ biến nhất là sử dụng gỗ mít để xây dựng các thiết kế nhà gỗ Việt Nam và đồ nội thất phòng thờ như bàn thờ gỗ mít, tủ thờ gỗ mít, tượng gỗ mít, câu đối, cuốn thư,...Ngoài ra, gỗ mít còn được ứng dụng trong lĩnh vực âm nhạc như chế tạo các loại nhạc cụ cồng, chiêng, trống hay tiêu biểu nhất là mộc cầm - loại nhạc cụ không thể thiếu của người Gamelan, Indonesia Ý nghĩa của gỗ mít Không chỉ có nhiều ứng dụng thực tế, mà gỗ mít còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt về tâm linh và phong thủy. Tương truyền rằng, vào năm Minh Mạng thứ 17, sau khi hoàn thành việc đúc Cửa Đình, nhà vua đã cho trạm hình tượng cây gỗ mít cào cao đỉnh đỉnh đồng, kèm theo 3 chữ “Ba La Mật”. Từ đó, cây gỗ mít trở thành thứ vô cùng linh thiêng, thể hiện sự cao quý và ý nghĩa. Ngày nay, cây gỗ mít vẫn được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là ở đình chùa, bởi theo quan niệm trong nhà có cây gỗ mít là sẽ được thần linh che chở. Ở Ấn Độ, cây gỗ mít còn được gọi với cái tên Paramitra đại diện cho sự thiêng liêng của đất nước này. Ngoài ra, gỗ mít còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Vì thế, sử dụng những đồ nội thất được làm từ gỗ mít sẽ giúp mang đến cho gia đình nhiều may mắn và tài lộc. Đặc biệt, nếu đồ thờ cúng làm từ loại gỗ này thường khá tốt và mang đến nhiều điều tốt lành cho gia chủ. Giá gỗ mít là bao nhiêu? Rất khó định giá chính xác cho gỗ mít bởi còn tùy theo các mức giá trên thị trường vào từng thời điểm cũng như kích thước của cây gỗ. Nhưng có một điều luôn chắc chắn đó là gỗ càng to, càng dài, tuổi gỗ càng cao thì giá thành sẽ càng cao. Một số mẫu nhà gỗ Việt Nam bằng gỗ mít Mẫu nhà gỗ mít của ông Nguyễn Văn Học ở Hòa Lạc, Hà Nội. Gian chính và nơi thờ tự được chạm khắc công phu. Phần phía trước ngôi nhà gỗ mít. Ngôi nhà giữ nét truyền thông với mành tre phía trước. Mẫu nhà gỗ mít gần 200 năm tuổi của nghệ nhân Võ Hiển Đạt ở đảo Lý Sơn đang được coi là ngôi nhà gỗ mít cổ nhất Việt Nam. Nhà gỗ mít rộng 300m2 lưu giữ nhiều nét kiến trúc cổ kính. Nhà gỗ mít 3 gian với 24 cột gỗ kích thước lớn, được làm theo kiểu “nhà rường đắp đất”. Ngôi nhà đã được xây dựng từ hơn 30m3 gỗ mít đỏ và hoàn thiện phần gỗ trong suốt 2 năm. Hệ thống cửa bàn khoa, cột kèo “rau muống” chạm hình đầu Rồng hoặc đầu chim Phụng. Mẫu nhà gỗ mít của ông Nguyễn Văn Nho ở Hòa Lạc, Hà Nội khiến nhiều người phải trầm trồ. Cổng vào được thiết kế từ gỗ mít kết hợp với đá ong tinh tế. Hai bên cầu vào nhà được làm từ đá ghép mộng. Tất cả cột, kèo đều được khắc chạm tinh xảo. Đây cũng là một trong những mẫu nhà gỗ mít có thiết kế độc đáo. Lối vào nhà gỗ mít 2 tầng của con trai ông Nho ở kế bên. Phần cột được thiết kế bằng đá ong kết hợp với gỗ mít.
Lưu ý khi lựa chọn gỗ mít
Dòng gỗ mít được trồng tại Việt Nam thường có tấm nhỏ bởi loài cây này trồng trong khí hậu ở nước ta thường dễ bị cong và tiết diện nhỏ. Ngược lại, dòng gỗ mít được trồng ở Lào lại có tấm to hơn, nhưng chất lượng lại không đẹp bằng gỗ Việt Nam.
Chính bởi sự khác biệt này, khách hàng cần phải hết sức lưu ý và tỉnh táo, có cách phân biệt 2 dòng gỗ mít để tránh mua phải loại gỗ không phù hợp với chất lượng công trình. Cách để nhận biết gỗ mít loại nào tốt hợp lý nhất là dựa vào những đặc điểm và đặc trưng của dòng gỗ này.
Để có được sự tư vấn về thiết kế và thi công nhà gỗ Việt Nam bằng gỗ mít chất lượng tốt nhất, hãy tìm đến những đơn vị thi công có tiếng tăm hoặc những đội thợ làm nhà gỗ giàu kinh nghiệm. Liên hệ:
Đồ gỗ Nội thất Nguyễn Tuân – Đồ gỗ Thạch Thất
Showroom: 196 đường Láng -Đống Đa- Hà Nội
Xưởng sản xuất: Làng nghề truyền thống Canh Nậu – Thạch Thất – Hà Nội
Hotline: 0979.67.11.83 / 0916.586.583
Email: gonguyentuan@gmail.com
Mẫu nhà gỗ mít của ông Nguyễn Văn Học ở Hòa Lạc, Hà Nội.
Gian chính và nơi thờ tự được chạm khắc công phu.
Phần phía trước ngôi nhà gỗ mít.
Ngôi nhà giữ nét truyền thông với mành tre phía trước.