Dòng họ "Đỗ" tại Việt Nam là một trong những dòng họ lớn và có ảnh hưởng đến lịch sử phát triển của dân tộc. Nhiều người con kiệt suất của họ Đỗ đã làm nên tên tuổi và góp công sức vào xây dựng nước nhà. Trong đó phải nhắc đến cụ tổ dòng họ "Đỗ Thế Giai" ở làng Đông Ngạc, Hà Nội đã được vua Lê - Trịnh phong vương, gọi là "Đỗ Đại Vương". Khi qua đời được tôn làm Thần, gọi là Thượng đẳng phúc thần và cho xây dựng ngôi nhà thờ họ theo kiến trúc đình làng (được coi như vị Thành Hoàng Làng). Nói như vậy để các bạn biết được ý nghĩa và giá trị lịch sử của ngôi nhà gỗ cổ này đối với đời sống dân tộc Việt Nam xưa.
Cổng của ngôi nhà 300 tuổi thờ cụ tổ dòng họ Đỗ Thế Giai ở làng Đông Ngạc, Hà Nội.
Ngôi nhà thờ được phép xây dựng theo kiến trúc Đình Làng
Giữa nhà tiền tế và chính điện có khoảng không để lưu thông không khí – Ảnh 17
Nhà có kiến trúc 5 gian, hai dĩ, cấu trúc gồm hai phần nhà tiền tế và chính điện. Đây là điểm đặc biệt nhất của nhà cổ họ Đỗ. Bởi giữa hai phần nhà có khoảng không rộng 50 cm để làm nơi lưu thông khí trời chứ không dính liền nhau như nhiều ngôi nhà khác. Nguyên liệu chính để xây dựng nhà vẫn là các loại gỗ lim, xoan rừng. Mái nhà lợp ngói âm dương, nền nhà lát gạch đỏ.
Khu vực tế lễ của nhà thờ, các vật dụng vẫn còn được giữ nguyên vẹn từ xưa cho đến ngày nay.
Đôi hạc cao 2 m đứng trên mai rùa là một trong những đồ vật quí và xuất hiện phổ biến ở các Đình Làng khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài phần kiến trúc đình làng độc đáo, nhà gỗ cổ thờ cụ Đỗ Thế Giai còn lưu giữ rất nhiều hoành phi, câu đối, bộ kiệu ngày vinh quy, vật dụng tế lễ. Đặc biệt là đôi hạc đứng trên mai rùa cao hơn 2m và bia đá ghi danh của cụ tổ dòng họ.