0916 586 583 - 0979 671 183
23 sản phẩm
Tin tức thị trường

Những điều cấm kỵ trong thiết kế nhà gỗ Việt Nam cổ truyền không phải ai cũng biết

09/05/2019

Nhà gỗ là một trong những nét đẹp trong văn hóa xây dựng truyền thống của người Việt. Nhìn những ngôi nhà gỗ Việt Nam rất đỗi mộc mạc, đơn xơ nhưng bên trong ấn chứa biết bao tính túy của cha ông bới thấy giá trị của chúng lớn đến nhường nào.

Nếu nhìn những ngôi nhà gỗ Việt Nam, ta sẽ chỉ nhìn thấy sự giản dị, mộc mạc mà rất đôi chân quê. Nhưng để có được một ngôi nhà gỗ Việt Nam đẹp và đúng quy chuẩn thì không hề đơn giản như việc xây dựng nhà ở bằng gạch hiện đại. Nhất là ở trong khâu thiết kế nên ngôi nhà gỗ Việt Nam cổ truyền đòi hỏi người thợ phải có sự nghiên cứu, hiểu rõ các quy tắc trong xây dựng nhà gỗ, cũng như sự tỉ mỉ và khả năng tính toán để đưa ra những số đo chuẩn xác nhất cho từng kết cấu của ngôi nhà.

Nguyên vật liệu được phát đến cho người thợ chỉ có gỗ và ngói. Vì vậy, hỏi tính toán làm sao cho những cây gỗ, lá ngói có những kích thước ăn khớp với nhau một cách khéo léo và tinh xảo. Cùng với đó, kiến trúc của ngôi nhà gỗ cũng phải đạt được các yêu cầu như: lòng nhà phải đủ rộng để ở, không gian trong nhà phải đông ấm, hè mát, mái phải rộng và đủ độ dốc sao cho che chắn kín đáo cũng như giúp lưu thông không khí trong nhà. Để đáp ứng những yêu cầu đó, người thợ phải giải được bài toán kiến tạo không gian chính xác sao cho thiết lập được một hệ thống gồm: cột, xà, kẻ, bẩy, câu đàu, con rường, hoành rụi,…để khi kết nối với nhau, chúng tạo nên một kết câu vững chắc và bề thế.

Thiết kế nhà gỗ Việt Nam là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình làm nhà. Chỉ khi bản thiết kế nhà gỗ thể hiện được một sơ đồ tư duy rõ ràng và rành mạch thì kiến trúc của ngôi nhà gỗ mới thật sự hoàn hảo. Vì vậy, không chỉ người thợ mà chính chủ của ngôi nafh cũng nên biết về việc thiết kế cũng như có kiến thức về nhà gỗ cổ truyền để tránh những điều kiêng kị khi xây nhà gỗ, bởi “có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”.

Ý nghĩa của việc thiết kế nhà gỗ Việt Nam

Thiết kế nhà ở vốn là công việc của các kiến trúc sư. Họ phải là những con người có đam mê và hiểu biết về những quy chuẩn xây dựng cổ xưa, giải được bài toán tính toán về các kết cấu chi tiết gỗ. Việc xây dựng được một bản thiết kế nhà gỗ rõ ràng và logic không chỉ giúp cho việc phân chia các công năng một cách hợp lý, tính toán được khả năng chịu lực của ngôi nhà, mà còn giúp cho các thành phần của ngôi nhà gỗ cổ truyền có sự ăn khớp chặt chẽ, không thừa không thiếu và bổ trợ cho nhau một cách tối đa. Sự cẩn thận và kỹ lưỡng này tạo nên sự hài hòa và tinh tế trong kiến trúc của những ngôi nhà gỗ Việt Nam cổ truyền, từ tổng quan đến từng chi tiết.


7 kiêng kỵ trong thiết kế nhà gỗ theo quy chuẩn của ông cha ta

Gỗ là loại vật liệu quan trọng và chủ yếu để làm nên ngôi nhà gỗ Việt Nam. Việc chọn lựa loại gỗ để xây nhà tưởng chừng rất đơn giản như chỉ về chất gỗ hay màu gỗ, nhưng những yếu tố về phong thủy mới là những điều cần phải nắm rõ nhất. Trong đó, 7 điều cấm kỵ dưới đây trong việc chọn chỗ để làm nhà gỗ truyền thống được ông cha ta đúc kết không phải là điều mà ai cũng biết.

- Những cây gỗ chọn làm nhà tuyệt đối không được sử dụng những thân gỗ bị cưa cụt ngọn hoặc bị sét đánh. Theo quan niệm của ông cha ta ngày xưa, những cây gỗ cụt ngọn hay bị sét đánh thường mang tử khí (khí xấu), gây ảnh hưởng xấu đến tài vận cũng như sức khỏe của các thành viên trong nhà.

- Gỗ làm nhà cần tránh chọn những thân cây có mắt cây chết đen vì rất có thể chất lượng lõi cây không được đảm bảo.

- Cây gỗ để làm cột nhà không có 2 thân sẽ dẫn đến sự chia ly.

- Cột gỗ dựng nhà không được để ngọn cây hướng xuống phía nền nhà và gốc cây lên trên sẽ làm đảo ngược may mắn và tài lộc của gia đình.

- Cột nhà không được dùng gỗ vặn vẹo như rắn bò, kèo nhà không được dùng gỗ cong vênh như ngà voi dễ gây bất ổn cho cuộc sống gia đình, bởi dân gian có câu: “cột xà leo, kéo song ngà, làm nhà không yên”.

- Khi mua nhà cũ của người khác muốn xây dựng lại chỉ được tăng thêm hoặc để nguyên khung nhà cũ. Tuyệt đối không được cắt bớt bởi quan niệm cho rằng: “vườn rộng chớ mở ra, nhà rộng chớ nhỏ lại”, sẽ ảnh hưởng đến đường tài lộc của gia đình, khiến cho công việc bị sa sút.

- Tuyệt đối tối kỵ việc mua lại, dùng lại gỗ đã từng dùng để xây đình, chùa, đền về để xây nhà vì các sơn thần, bộ hạ sẽ thường xuyên sinh sự, gây bất an.

Quy trình tư vấn thiết kế nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Đầu tiên, người chủ nhà cần phải cung cấp đầy đủ thông tin cũng như yêu cầu và mong muốn thiết kế về toàn bộ ngôi nhà gỗ dự định xây dựng. Các công việc tư vấn thiết kế tiếp theo sẽ được đội ngũ thợ làm nhà gỗ lành nghề, có kinh nghiệm về kiến trúc cũng như quy chuẩn xây nhà gỗ cổ truyền cung cấp.

Sau đó, đội ngũ thợ sẽ tiến hành tư vấn các phương án xây dựng, giúp cho chủ nhà có thể chọn được một thiết kế tối ưu cho ngôi nhà của mình. Các yếu tố cần được làm rõ đó là quy mô đầu tư, các yếu tố về phong thủy như hướng đất, hướng nhà, độ cao nền đất, diện tịch nhà vườn, các kiểu nhà kẻ truyền truyền thống, diện tích trạm trổ, hoa văn trang trí, giải pháp móng, sàn, cửa gỗ bức bàn,…. Cho đến các chi tiết nhỏ như hướng đặt bàn thờ gia tiên, hướng để giường ngủ, hướng bếp,…cũng cần được giải đáp. Nếu như chọn được một địa chỉ thiết kế và xây dựng nhà gỗ cổ truyền “có tâm” và giàu kinh nghiệm thì tất cả các vấn đề sẽ được giải quyết rất khoa học và dễ dàng.


Với hơn 30 năm kinh nghiệm, Gỗ Nguyễn Tuân tự hào là đơn vị thiết kế và thi công nhà gỗ Việt Nam cổ truyền chất lượng và uy tín hàng đầu. Đội ngũ thợ làm nhà gỗ của Gỗ Nguyễn Tuân đều là những nghệ nhân được truyền dạy kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ của cha ông và có tay nghề cao, có thể xây dựng cũng như phục dựng những công trình nhà gỗ mà vẫn lưu giữ được những đường nét cổ truyền duy nhất hiện nay. Để được tư vấn và thiết kế nhà gỗ Việt Nam chất lượng, liên hệ:


Đồ gỗ Nội thất Nguyễn Tuân – Đồ gỗ Thạch Thất

Showroom: 196 đường Láng -Đống Đa- Hà Nội

Xưởng sản xuất: Làng nghề truyền thống Canh Nậu – Thạch Thất – Hà Nội

Hotline: 0979.67.11.83 / 0916.586.583

Email: gonguyentuan@gmail.com