0916 586 583 - 0979 671 183
23 sản phẩm
Tin tức thị trường

NHÀ GỖ CỔ TRUYỀN - NÉT ĐẸP KHÔNG BAO GIỜ PHAI NHẠT

09/01/2022

Những mẫu nhà đẹp bằng gỗ quý ngày nay không chỉ là công trình mang vẻ đẹp thiết kế. Nó còn mang theo nhiều ý nghĩa văn hóa lịch sử của đất nước. Vì vậy chúng ta cần bảo tồn và phát triển truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại.

Quá trình kiến tạo nhà gỗ truyền thống ở Bắc Bộ là sự tích lũy vốn sống từ ngàn đời của người nông dân Việt Nam. Nó được thể hiện qua câu nói: “Lấy vợ hiền hòa, chọn nhà hướng nam” – điều đó nói nên sự coi trọng việc chọn đất làm nhà, hướng nhà, kết cấu nhà ở phải vững chắc, bởi nước ta vốn xuất phát từ khu vực đồng bằng, gần biển, lại trong khu vực gió mùa nên trong bốn hướng chỉ có hướng nam là hướng tốt, tránh được nắng chiều hướng tây khó chịu, gió lạnh từ phương bắc và cả bão từ phía đông…


Kiến trúc nhà gỗ truyền thống ở Bắc Bộ liệu có biến mất hay không?


Thế nhưng, tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ đã làm thay đổi cũng như sự có mặt của kiến trúc nhà gỗ nông thôn Việt Nam không còn nhiều. Những ngôi nhà cao tầng sử dụng vật liệu bê tông cốt thép trở nên phổ biến, thay thế những không gian truyền thống, thậm chí đầm phá, ao hồ ở nhiều nơi đã bị xóa sổ hoàn toàn. Vì thế mà không ít người đã đặt ra câu hỏi “Liệu kiến trúc nhà gỗ truyền thống ở Bắc Bộ có biến mất hay không?”


 


Nhiều các dịch vụ tư vấn nhà đất xuất hiện, các quán cà phê, internet, trung tâm thương mại, nhà chung cư, nhà ống… mọc lên dần lấn át những công trình kiến trúc cổ truyền vốn là một phần lịch sử của người Việt. Nhiều ngôi nhà cổ trên dưới 300 năm tuổi cứ thế lặng lẽ bị “dìm chết”. Chẳng bao lâu nữa, những công trình kiến trúc cổ ít ỏi bị xóa sổ để xây dựng những ngôi nhà mới hiện đại. Thế nhưng từ khi trở thành đất Thủ đô thì ngôi làng vốn yên tĩnh hiền hoà này đã đổi thay nhanh chóng khiến những cụ già như chúng tôi khó có thể chấp nhận được”.




Thực trạng những ngôi làng cổ đã vậy thì ở nhiều vùng nông thôn khác, sự biến đổi này chắc còn mạnh mẽ hơn thế. Nhà cửa, ngõ xóm, không gian làng quê xưa không được quy hoạch như trước, thậm chí là ở cũng trở nên hiện đại gây nên sự hỗn độn, chen chúc, làm phá vỡ khung cảnh thôn quê vốn dĩ nền nã, thanh bình. Những cánh đồng thẳng cánh cò bay cũng dần thế mà bị thu hẹp trước sự phát triển rực rỡ của các khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhà cao tầng kiên cố…


Hình ảnh những nếp nhà ngói rêu phong, những ngôi nhà gỗ cổ kính, lũy tre xanh bao phủ và chiếc cổng làng vốn thân quen nay dần phai nhạt, trở thành những nơi tập trung đông dân cư, khiến người ta khó có thể xác định được đâu là thị tứ, thị trấn hay đâu là nông thôn nữa. Mặc dù chúng ta buộc phải thừa nhận quá trình đô thị hóa và kiến trúc hiện đại đem đến cho con người sự tiện lợi nhất định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.


Tuy nhiên, thực sự sẽ là một điều tiếc nuối nếu như kiến trúc nhà gỗ truyền thống nông thôn ở Bắc Bộ không còn nữa. Chúng ta sẽ mất đi một mảnh ghép lịch sử, văn hóa, truyền thống quý giá đã từng một thời, một giai đoạn làm nên lịch sử ngàn năm văn hiến.


Để có thể giữ gìn được những nét đẹp truyền thống và bình dị nơi thôn quê, cũng như bảo vệ những công trình kiến trúc nhà gỗ truyền thống từ ngàn đời xưa ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng thì đòi hỏi các nhà khoa học, các nhà quản lý đất đai và mỗi người trong chúng ta cần có những nghiên cứu, đưa ra những biện pháp quy hoạch kiến trúc khu vực nông thôn sao cho hợp lý, cũng việc am hiểu nét đẹp truyền thống để có thể giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống trước sự thay đổi như vũ bão, để thế hệ sau còn biết đến và hiểu về văn hóa làng quê Việt Nam qua cuộc sống chân thực ở chính nơi được gọi là làng quê Việt.

Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền của người Việt được ông cha ta tạo dựng trên quan điểm “cái đẹp xuất phát từ tự nhiên”, “cái đẹp thực sự nằm ở sự đơn giản”. Chính vì thế, mà những công trình nhà gỗ cổ thực sự, xa lạ với những kiểu cách, những món đồ mang tính hình thức.

Thông qua những đường nét chạm khắc, những khối gỗ, mạch tường, chúng ta có thể nhìn thấy cả một chiều dài lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc. Những ngôi nhà gỗ cổ truyền không chỉ là nơi sinh hoạt, trú ngụ mà còn là nơi thờ tự linh thiêng, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc. Và chúng tôi hy vọng qua những mẫu nhà gỗ cổ đẹp hiếm có ở Việt Nam chính bạn sẽ tìm lại cho mình những mảnh ghép còn thiếu sót trong cuộc sống của bạn.

Ở nước ta, việc xây dựng được coi là việc quan trọng của một đấng nam nhi, nó như một sự khẳng định về sự trưởng thành, sự hiểu biết… vì thế khi làm nhà người nông dân Việt Nam chú trọng từ việc chọn đất làm nhà, chọn hướng nhà, không gian bên ngoài nhà, bên trong nhà phải sao cho hài hòa với thiên nhiên. Đó là lý do mà chúng ta có thấy thấy, kiến trúc nhà gỗ xưa gần như cực kỳ thông thoáng bên ngoài, kín đáo bên trong, ngôi nhà thường quay về hướng Nam.

Ở thôn quê, đặc biệt là các vùng nông thôn Bắc Bộ thì các mẫu nhà gỗ truyền thống thường có hệ thống sân vườn được quy hoạch một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Từ đó tạo nên một quần thể, một không gian kiến trúc văn hóa đặc trưng của người Việt Nam.

Những mẫu nhà gỗ kẻ truyền dường như chỉ già đi theo thời gian chứ không hề bị thời gian “xóa nhòa”. Nét đẹp cổ kỹ hằn vết những chiếc cột, kèo, xà nhà… tất cả tạo nên nét cổ kính, cuốn hút đến kỳ lạ.

Theo quan niệm dân tộc, con số lẻ là số may mắn vì thế nhà gỗ cổ truyền thường số gian nhà là số lẻ bao gồm: như 3 gian, nhà 5 gian, nhà 7 gian… Người xưa xây nhà cũng rất chú ý hướng để sao cho hợp mệnh với gia chủ, chứ không xuề xòa như làm nhà hiện đại ngày nay.

Những cột gột được đặt lên chân đá tảng chứ không hề chôn dưới đất – nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Vừa để thích nghi với môi trường, bảo về cột nhà không bị mối mọt, đất ẩm làm hư hỏng, vừa giúp ngôi nhà trông cao ráo, thoáng đãng.

Để xây dựng các ngôi nhà gỗ cổ truyền mỗi một chi tiết, nguyên vật liệu, kết cấu, đường nét đều phải hài hòa với nhau. Đường nét chạm khắc là bước hoàn thiện cuối cùng, nó bộc lộ rõ nhất sự tài hoa của người nghệ nhân tạo nên nó, nó tạo nên nét riêng cho mỗi công trình và nó tạo nên nghệ thuật cho ngôi nhà…

Những đường chạm khắc, chạm lộng trên các vỉ gỗ và kèo gỗ thường là những họa tiết thể hiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, những thứ gần gũi xung quanh chúng ta như: cánh sen, mầy vờn, linh vật trong cổ tích Việt Nam…

Với các gia chủ có địa vị và công trình đồ sộ thì thường khắc hình linh vật như rồng phượng. Thể hiện sự uy nghi và quyền thế trong những đường nét thiết kế.

Nhiều ngôi nhà gỗ cổ truyền thống tồn tại hàng trăm năm qua. Cứ thế bền bỉ, vững chắc theo thời gian. Nhưng một sự hiện diện của lịch sử trong cuộc sống của con người hiện đại.