23/10/2019
I. Chọn kiểu dáng bàn ghế gỗ cho phòng khách nhỏ Lợi thế của phòng khách diện tích nhỏ khác với phòng diện tích lớn là nó mang lại một cảm giác quây quần và ấm cúng hơn. Nhưng vì diện tích hạn chế, nên việc thiết kế kích thước của bộ bàn ghế gỗ đặt trong phòng khách cũng phải tính toán chính xác và cẩn thận, tránh để bị quá to gây bất tiện cho sinh hoạt. 2 mẫu bàn ghế gỗ dưới đây sẽ là gợi ý cho nội thất phòng khách của gia đinh có diện tích nhỏ. 1. Băng ghế gỗ hình chữ L Ưu điểm - Phù hợp với phong cách phòng khách của người Việt: Đa phần phòng khách của người Việt được thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật, nên ghế gỗ hình chữ L sẽ tận dụng được triệt để các phần góc của căn phòng. Đặc biệt, dáng ghế này cũng dễ kết hợp với bàn trà và các món đồ nội thất khác mà vẫn gọn gàng. Tận dụng góc phòng khách hợp lý với ghế gỗ chữ L - Kiểu dáng đa dạng: Các mẫu ghế gỗ chữ L hiện nay trên thị trường được thiết kế theo nhiều kiểu dáng hiện đại, đường nét vuông vắn kết hợp với tay vịn trẻ trung. Ghế sofa gỗ hình chữ L có thiết kế tay vịn sang trọng - Che khuyết điểm: Thiết kế ghế gỗ này giúp che đi những thiếu sót của phòng khách như không gian hẹp, góc nhà bị méo,... - Sử dụng linh hoạt: Đây là loại ghế cho phép người dùng dễ dàng tháo rời từng phần và di chuyển. Do đó, nếu gia chủ muốn thay đổi cách bài trí không gian theo các góc khác nhau có thể tự sắp xếp. Lưu ý, nếu phòng khách nhà bạn có dạng hẹp dài thì nên xếp ghế theo một đường thẳng để tiết kiệm diện tích. Phòng khách nhỏ nhà ống thêm rộng với ghế sofa gỗ chữ L xếp dọc - Nhiều công dụng: Ngoài việc giúp mở rộng diện tích phòng khách nhỏ nhờ sự ngăn nắp và gọn gàng, kiểu ghế gỗ này vừa có thể dùng để đón khách, vừa có thể ngả lưng để nằm ngủ vô cùng tiện lợi. Phòng khách nhỏ gọn gàng hơn với ghế gỗ chữ L kiểu dáng hiện đại Nhược điểm - Giá thành khá cao: Loại ghế này thường có giá đắt hơn nhưng loại sofa chữ L hoặc sofa nỉ thường khác do chất liệu gỗ. Tuy nhiên, “tiền nào của nấy” nên bạn sẽ bớt được mối lo về độ bền. - Không êm ái: Loại ghế gỗ chữ L có thêm đệm rời đa phần đều không thể tạo cảm giác êm ái bởi không có lò xo như đệm liền. Bên cạnh đó phần tựa lưng là gỗ đóng liền ghế nên không thể thay đổi độ nghiêng như các loại sofa bằng nỉ hay da khác, do đó không thể thoải mái khi nằm hay tựa lưng. Ghế gỗ hình chữ L có giá thành cao và không êm ái bằng sofa da, nỉ 2. Ghế hình chữ I Ưu điểm - Giúp tiết kiệm tối đa diện tích: Kiểu ghế gỗ hình chữ I giúp mở rộng không gian, tạo lối đi thông thoáng nhờ thiết kế gọn gàng. Không gian phòng khách cũng được thông thoáng và tiện nghi hơn. Ghế gỗ hình chữ I tiết kiệm diện tích đáng kể cho phòng khách nhỏ - Dễ dàng di chuyển: Những băng ghế gỗ hình chữ I thường có chiều dài từ 1m6 đến 2m3 nên trọng lượng khá nhẹ. Gia chủ có thể dễ dàng di chuyển những chiếc ghế này để ở những vị trí khác nhau trong phòng khách để đem lại “hơi thở mới” cho nội thất. Ghế gỗ chữ I di chuyển dễ dàng - Không gian năng động, trẻ trung: Mẫu ghế gỗ hình chữ I có kiểu dáng hiện đại. Ngoài ra, một số mẫu còn đi kèm đệm ngồi màu sắc đa dạng giúp đem lại sự tươi mới và sức sống cho không gian phòng khách. Phòng khách nhỏ thêm trẻ trung với bộ bàn ghế gỗ chữ I đối xứng Nhược điểm - Dễ gặp tình trạng cong vênh, bị mối mọt do điều kiện thời tiết. - Thiết kế đơn giản hơn kiểu ghế hình chữ L. - Không có nhiều mẫu mã đa dạng. II. Nên chọn loại gỗ gì để làm bàn ghế phòng khách? 1. Gỗ tự nhiên Ưu điểm - Cứng chắc: Gỗ tự nhiên có độ chắc chắn nổi trội hơn hẳn so với gỗ công nghiệp và chịu lực, chịu va đập rất tốt. Gỗ tự nhiên bền chắc và chống va đập mạnh - Bền theo thời gian: Các loại gỗ như pơ mu, xoan đào, tùng vàng đỏ,... thường có độ bền rất cao. Đặc biệt những loại gỗ quý hiếm như đinh hương, trắc, gụ,...còn có tuổi thọ tăng theo thời gian sử dụng. Bàn ghế gỗ tự nhiên có độ bền theo thời gian - Chống nước: Vì được tẩm sấy và sơn bả kỹ, không hở mộng, gỗ tự nhiên có khả năng chống nước, chống ẩm mốc cực kỳ tốt. - Vẻ đẹp của tự nhiên: Vân gỗ là vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt của từng loại gỗ. Tùy vào sở thích, gia chủ có thể chọn loại gỗ làm ghế với kiểu vân, màu sắc yêu thích. Thông thường, bàn ghế gỗ tự nhiên thường được để nguyên màu tự nhiên của gỗ hoặc sơn màu nâu vàng nhạt, nâu cánh gián theo sở thích của người mua. Mỗi loại gỗ tự nhiên sở hữu đường vân khác nhau - Thiết kế đa dạng: Bởi có nhiều miếng gỗ kích thước khác nhau mà người thợ có thể tạo những kết cấu hoặc chạm khắc họa tiết mang tính nghệ thuật phong phú. Điều này không thể thực hiện được với gỗ công nghiệp bởi đã được sản xuất theo tám có độ dày cố định và giới hạn chứ không phải ghép lại như gỗ tự nhiên. Thiết kế bàn ghế gỗ tự nhiên sở hữu nhiều họa tiết có tính thẩm mỹ Nhược điểm - Giá thành cao: Vì số lượng ngày càng khan hiếm, đa phần gỗ tự nhiên phải nhập khẩu nên giá thành sản phẩm cũng cao hơn gỗ công nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí để sản xuất gỗ tự nhiên cao vì phải thực hiện thủ công nhiều, không gia công hàng loạt như gỗ công nghiệp được. - Có thể bị cong vênh, co ngót: Nếu người thợ không bố trí kích thước hợp lý, ghép mộng sai kĩ thuật thì sau một quá trình sử dụng rất dễ xảy ra tình trạng các mép gỗ cong vênh tạo ra các kẽ hở không được đẹp mắt. Gỗ tự nhiên dễ bị cong vênh đi kèm giá thành cao 2. Gỗ công nghiệp Ưu điểm - Không cong vênh, co ngót: Do được sản xuất qua quy trình xử lý kỹ càng nên gỗ công nghiệp không bị co ngót hay mối mọt. Gỗ công nghiệp không cong vênh, co ngót - Thời gian thi công nhanh chóng: Do phôi gỗ thường có sẵn theo dạng tấm, nên thợ chỉ cần cắt ghép thành sản phẩm, chứ không phải mất công xẻ gỗ, bào gỗ, gia công bề mặt nhưu gỗ tự nhiên. Từ đó, rút ngắn thời gian thi công và sản xuất được hàng loạt. - Mẫu mã đa dạng: Các sản phẩm gỗ công nghiệp có thể chọn màu theo sở thích của gia chủ mang đến phong cách hiện đại và trẻ trung. Gỗ công nghiệp có nhiều màu sắc đa dạng - Giá thành thấp: Gia công gỗ công nghiệp đơn giản hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên chi phí ít, có thể sản xuất ngay mà không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy. Nhược điểm - Độ bền kém: Đặc tính của gỗ công nghiệp là xốp và hút nước nhiều, nên rất dễ bị bung keo liên kết trong gỗ, bàn ghế gỗ dễ bị mối mọt, ẩm mốc làm giảm tuổi thọ gỗ. Để hạn chế tình trạng này, cần sơn bề mặt gỗ từ 4 - 7 lớp để ngăn nước thấm vào gỗ và tránh để ghế gỗ tiếp xúc với nước. - Họa tiết, đường vân đơn giản: Do tính chất gỗ mềm cùng việc dùng keo để liên kết nên không thể thực hiện việc chạm khắc họa tiết, hoa văn cầu kỳ như gỗ tự nhiên. Đường vân cũng là do vẽ tay nên không có nhiều kiểu dáng độc đáo như gỗ tự nhiên. Bàn ghế gỗ công nghiệp dễ hút nước và thiết kế khá đơn giản Với những ưu, nhược điểm của từng kiểu dáng cũng như chất liệu gỗ trên đây hy vọng đã giúp các gia chủ dễ dàng hơn trong việc chọn mua một mẫu bàn ghế gỗ phù hợp với không gian phòng khách nhỏ xinh của gia đình mình.
Nếu bạn đang cần sự tư vấn, hỗ trợ trong việc thiết kế nội thất cho ngôi nhà của mình thì hãy liên hệ với Gỗ Nguyễn Tuân. Với uy tín và trách nhiệm của mình, chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất.
Đồ gỗ Nội thất Nguyễn Tuân – Đồ gỗ Thạch Thất
Showroom: 196 đường Láng -Đống Đa- Hà Nội
Xưởng sản xuất: Làng nghề truyền thống Canh Nậu – Thạch Thất – Hà Nội
Hotline: 0979.67.11.83 / 0916.586.583
Email: gonguyentuan@gmail.com