15/11/2019
I. Thông tin về gỗ MDF 1. Gỗ công nghiệp MDF là gì? Gỗ MDF là một loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ mùn của các loại gỗ, sử dụng chất kết dính và một số các chất phụ gia khác dưới nhiệt độ và áp suất cao để ép thành tấm gỗ sản xuất. Gỗ công nghiệp MDF 2. Đặc điểm của gỗ MDF Gỗ MDF hiện nay được sản xuất với nhiều độ dày và màu sắc khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng. Cũng chính vì thế mà dòng gỗ công nghiệp này được dễ lựa chọn và áp dụng vào nội thất xây dựng hơn các loại gỗ tự nhiên đang dần khan hiếm. Dòng gỗ công nghiệp chung có màu nâu nhạt, bề mặt gỗ phẳng mịn. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà tấm MDF có thể được ép với các độ dày phù hợp. Gỗ MDF có màu nâu nhạt, bề mặt bằng phẳng Gỗ công nghiệp MDF không có mùi, chất gỗ ổn định và có thể tự phân hủy sinh học. Tỷ trọng trung bình của gỗ rơi vào khoảng 680 - 840 kg/m3. Độ dày thông dụng từ 3 - 5 - 9 - 12 - 15 - 17 - 18 - 25 (mm) tùy vào mục đích sử dụng. 3. Phân loại gỗ MDF Gỗ ép công nghiệp MDF có thể được chia thành 4 loại dựa theo tính chất của loại bột gỗ, chất kết dính và các tính năng đặc biệt khác được bổ sung thêm. Cụ thể là: Gỗ MDF sản xuất các sản phẩm nội thất trong nhà. Gỗ MDF sản xuất nội thất Gỗ MDF có khả năng chịu nước dành cho sản phẩm dùng ở khu vực có độ ẩm cao hoặc sử dụng ngoại thất. Gỗ MDF bề mặt mặt trơn để sơn ngay mà không phải chà nhám nhiều. Gỗ MDF bề mặt không trơn dùng để dán Veneer. Gỗ dán Veneer 4. Kích thước gỗ MDF tiêu chuẩn Một tấm gỗ công nghiệp MDF thường được sản xuất theo kích thước tiêu chuẩn là 1m2 x 2m4. Độ dày có thể tùy chỉnh theo mục đích sử dụng như: 2,2 - 2,5 - 4,5 - 5,5 - 6 - ...25 (mm). II. Lý do khiến gỗ MDF được ưa chuộng nhất hiện nay Có khá nhiều lý do để dòng gỗ công nghiệp dần chiếm lĩnh được thị trường, thay thế sự thống trị của gỗ tự nhiên từ xưa. Ở đây có thể liệt kê 5 lý do chủ yếu, đó là: Nhờ được trải qua các công đoạn xử lý một cách vô cùng kỹ lưỡng, vì thế mà gỗ công nghiệp MDF hầu như không hề gặp tình trạng cong, vênh hay mối mọt như nhiều loại gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp có bề mặt phẳng mịn, tấm gỗ được sản xuất theo kích thước sản phẩm nên dễ dàng thi công và rút ngắn thời gian sản xuất. Loại gỗ này có thể dễ dàng kết hợp với nhiều chất liệu bề mặt như veneer, laminate, melamine,.. Do có thể sản xuất màu sắc và kích thước khác nhau nên gỗ công nghiệp MDF thích hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất, nhất là phong cách hiện đại và tiện nghi. Giá thành của gỗ MDF thấp hơn khá nhiều so với gỗ tự nhiên. Nội thất thi công từ gỗ MDF III. Tiêu chuẩn chất lượng tấm gỗ MDF 1. Quy trình sản xuất tấm MDF Có 2 quy trình có thể áp dụng để sản xuất gỗ công nghiệp MDF là: a. Quy trình sản xuất khô Trộn bột gỗ với keo và chất phụ gia thành hỗn hợp trong máy trộn, rồi sấy sơ qua. Sau khi keo đã khô, dùng máy rải trải bột sợi và cào thành 2 - 3 tầng tùy theo yêu cầu về kích thước và độ dày của tấm gỗ phục vụ mục đích sản xuất. Cho các tầng bột gỗ vừa cào vào máy ép rồi ép 2 lần. Lần 1 ép riêng thành từng lớp mỏng. Lần 2 ép các lớp vào với nhau cho đạt độ dày yêu cầu. Thiết lập chế độ nhiệt để loại bỏ hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi đã ép gỗ xong thì cắt phần rìa, chà nhám và phân loại theo mục đích sử dụng. Bột gỗ nghiền mịn trước khi trộn keo b. Quy trình sản xuất ướt Phun nước làm ướt bột gỗ để nó kết vón thành dạng vẩy. Cào rải bột gỗ rồi đưa vào máy ép Ép sơ một lần từng tấm, rồi tiếp tục ép ở nhiệt độ cao hơn. Sau khi đưa qua cán hơn ở nhiệt độ cao, thực hiện nén chặt 2 mặt và rút hết nước để các lớp gỗ liên kết với nhau. 2. Tỷ trọng, khối lượng và kích thước gỗ MDF Mỗi loại gỗ MDF khác nhau lại có tiêu chuẩn tỷ trọng khác nhau. Bảng phân loại độ dày và khối lượng gỗ MDF tiêu chuẩn như sau: Bảng tiêu chuẩn tỷ trọng ván MDF (1) Bảng độ dày và khối lượng MDF (2) 3. Tiêu chuẩn gỗ Việc sản xuất tấm gỗ công nghiệp MDF phải đảm bảo những tiêu chuẩn chính xác để đáp ứng chất lượng của sản phẩm và an toàn của người tiêu dùng. Các sợi gỗ được kết với nhau bằng keo hóa formaldehyde - một loại keo có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và có khả năng phát tán trong không khí - để ép thành tấm gỗ công nghiệp MDF. Nhưng trong quá trình sản xuất, cần phải chú ý đến nồng độ của keo formaldehyde có trong sản phẩm để phân biệt tiêu chuẩn của tấm gỗ. Cụ thể là: Tiêu chuẩn Carb P2 là sản phẩm cao cấp chứa rất ít formaldehyde, được sản xuất chủ yếu để xuất sang Mỹ và châu Âu. Tiêu chuẩn E0 - E1 là sản phẩm có nồng độ formaldehyde trung bình, được sản xuất cho các nước đang phát triển ở châu Á. Tiêu chuẩn E2 là sản phẩm có nồng độ keo formaldehyde cao, đây là những sản phẩm sử dụng nội địa hoặc ở các nước Trung Phi hoặc Đông Nam Á. 4. Chất lượng của gỗ ép MDF Tùy theo loại bột gỗ, chất kết dính và phụ gia được cho thêm, người ta sẽ đánh giá chất lượng của tấm gỗ MDF. Ví dụ gỗ MDF được làm từ gợi composite pha phụ gia chống ẩm thì có thể dùng để sản xuất các đồ ngoại thất hoặc dùng ở nơi có độ ẩm cao. Chất lượng của tấm gỗ MDF không chỉ quyết định đến chất lượng và độ bền của sản phẩm, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Vì vậy, khi chọn mua đồ nội thất từ gỗ công nghiệp, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về chất lượng và nồng độ chất phụ gia có trong gỗ MDF. IV. Phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản: MFC, MDF và HDF Bảng so sánh gỗ công nghiệp MDF, MFC và HDF Phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp qua hình dáng bên ngoài V. Bảng màu và báo giá gỗ MDF trên thị trường hiện nay Bảng báo giá gỗ MDF tham khảo trên thị trường hiện nay Bảng màu thường sử dụng trên cốt gỗ MDF Trên đây là toàn bộ thông tin về gỗ MDF hy vọng đã giúp các bạn phần nào hiểu hơn về dòng gỗ công nghiệp này và lựa chọn cho mình sản phẩm nội thất phù hợp.
Nếu bạn đang cần sự tư vấn, hỗ trợ trong việc thiết kế nội thất cho ngôi nhà của mình thì hãy liên hệ với Gỗ Nguyễn Tuân. Với uy tín và trách nhiệm của mình, chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất.
Đồ gỗ Nội thất Nguyễn Tuân – Đồ gỗ Thạch Thất
Showroom: 196 đường Láng -Đống Đa- Hà Nội
Xưởng sản xuất: Làng nghề truyền thống Canh Nậu – Thạch Thất – Hà Nội
Hotline: 0979.67.11.83 / 0916.586.583
Email: gonguyentuan@gmail.com