27/02/2022
Với thiết kế độc đáo, đường nét chạm khắc thanh thoát, tinh xảo những mẫu cửa bức bàn cổ truyền thể hiện một sự tinh tế rất riêng, nó góp phần quan trọng trong việc tạo nên một ngôi nhà gỗ tràn đầy sức sống, nét cổ kính, hoa lệ cho kiến trúc nhà gỗ. Với những ai không am hiểu nhiều về kiến trúc cổ sẽ rất khó khăn để hiểu cửa bức bàn là gì? Cửa bức bàn khác gì so với cửa thông thường, nó được thiết kế ra sao? Và làm cách nào để lựa chọn được một mẫu cửa bức bàn đẹp nhất cho nhà gỗ truyền thống?… Bài viết này, Gỗ Nguyễn Tuân sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cửa bức bàn cũng như biết cách lựa chọn cho ngôi nhà của mình một mẫu cửa bức đẹp… Để có thể thấy rõ nhất kiểu dáng cửa bức bàn, bạn hãy để ý các công trình nhà gỗ cổ truyền sẽ thấy đập vào mắt mình chính là cửa bức bàn – một loại cửa có cánh cửa gỗ rộng, to chạy xuyên suốt cả gian nhà, loại cửa này có nhiều cánh rời có thể dễ dàng tháo lắp và thường dùng những cọc trụ dài, xuyên suốt cả phần khung để cố định cánh vào khung cửa. Nói cách khác, cửa bức bàn là kiểu cửa cổ chỉ xuất hiện trong các công trình nhà gỗ cổ truyền. Không gian để thiết kế loại cửa này thường là giữa 02 cột của một gian nhà gỗ. Trên mỗi bộ cửa lớn sẽ chia thành nhiều cánh, và số cánh rơi vào số chẵn: 2,4,6. Loại cánh cửa này không dùng bản lề như cửa hiện đại ngày này mà dùng cối quay, một điểm sáng tạo mà cho đến nay máy móc hiện đại cũng khó có thể vượt qua được nó, khi mở cửa kiểu này cánh cửa sẽ không bao giờ bị xệ và rất bền, các cánh có thể tháo rời khi nhà có công việc. Một trong những điểm thông minh và tinh tế mà cha ông ta đã nghĩ ra chính là thiết kế phần bậc hè và ngưỡng cửa cao hơn nền. Tưởng chừng như thiết kế không hề có ý nghĩa gì đặc biệt, nhưng nếu để ý chúng ta có thể thấy, nếu khách đi qua cánh cửa này buộc phải cúi đầu xuống. Việc cúi đầu này được coi là một phép lịch sự tối thiểu của khách đối với gia chủ, nó cũng thể hiện sự tôn trọng bề trên, người trong nhà. Quả là một sự tinh tế phải không? Về phần cánh cửa bức bàn của nhà gỗ cổ truyền, đường nét chạm khắc trên cửa đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo cao độ, phải là những nghệ nhân có tuổi đời mới có thể tạo nên được cái “hồn” cho mỗi đường viền, đường soi trên cánh cửa. Dù họa tiết quen thuộc nhưng nó thể hiện một sự cao quý, đài các, mang giá trị tinh thần cao như: họa tiết tùng – cúc – trúc – mai, long – linh – quy – phượng,… Ngoài ra việc lựa chọn gỗ tốt, loại gỗ cứng có khả năng chống mọt, điều kiện nhiệt độ, thời gian… nó còn đòi hỏi trình độ của người thợ khi thiết kế cửa bức bàn. Ngày nay, để phù hợp với lối sống hiện đại, phần họa tiết, chạm khắc dần được lược giản hơn, nhưng không vì thế mà làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của kiến trúc nhà gỗ cổ truyền. Với những thông tin trên hi vọng bài viết phần nào đã giúp các bạn có thêm những hiểu biết về cửa bức bàn cũng như kiến trúc nhà gỗ cổ truyền.